Liên hệ dulichonline.vn
Tour du lịch nước ngoai: Ms Mai
 0974 744 114 0974 744 114
Tour du lịch trong nước: Ms Ha
 0988 678 064 0988 678 064
Đặt phòng khách sạn: Ms Lam
 0912 677 766 0912 677 766

Ăn gì - Chơi gì tại Đà Lạt?

Đà Lạt được mệnh danh là thành phố của ngàn hoa, thành phố của sương mù, nơi có những câu truyện tình lãng mạn đã được giới thiệu trên thơ ca. Đến với thành phố của ngàn thông reo, các bạn sẽ cảm nhận được cái lạnh, cái trong lành của Đà Lạt, một thành phố giữa rừng, một rừng giữa thành phố. Trước khi tới với Đà Lạt, các bạn hãy đến với "Dalat My Love" để chuẩn bị cho mình chút hành trang nho nhỏ để chuyến đi du lịch Đà Lạt của bạn được trọn vẹn và niềm vui được nhân lên. Với các bạn đã từng tới Đà Lạt và từng mang trong mình tình yêu Đà Lạt, Dalat My Love sẽ giúp các bạn có những giây phút tuyệt vời tưởng chừng như bạn đang sống giữa Đà Lạt. Các bạn lấy thông tin và hình ảnh từ blog này xin ghi lại nguồn

 

1. ẨM THỰC
- Bún, phở: Tại khu Hòa Bình có phở Hiếu, phở Ngọc Hiệp. Ở gần ngã tư Phan Chu Trinh có phở Vi, Phở Xuân, Phở Tiến (đường Trần Phú), phở Hà Nội (bên hồ Hoàng Văn Thụ). Phở Phi Thuyền, phở Việt (Phan Đình Phùng). Món ăn sáng được du khách ưa thích là bún bò Đà Lạt, ngoan nhất là do người góc Huế nấu như bún Công (đường Phù Đổng Thiên Vương), bún Bà Sầm (hẻm 224 Phan Đình Phùng), bún Thiên Trang (đường Hồ Tùng Mậu)…Từ khoảng 5h chiều đền khuya có bún dì Đàn, dì Luống (ấp Ánh Sáng), bún Loan (Quang Trung).

- Cơm bình dân: Chợ lầu Đà Lạt có cả các món cơm, phở chay với chất lượng và giá cả bình dân, khu vực bến xe Tùng Nghĩa (nằm góc đường Nguyễn Văn Trỗi và Phan Bội Châu. Trên đường Hùng Vương với quán cơm Hà, cơm Quý với giá 14.000đ 15.000đ/phần (gồm 3 món mặn và canh, dưa chua - cá pháo), Cơm Bắc (Tăng Bạt Hổ), quán Vĩnh Lợi (lô 10 Hải Thượng) có nhiều món cơm, phở, hủ tiếu, mì hoành thánh, cơm chay Phan Đình Phùng, Hải Thượng, Huỳnh Thúc Kháng.

2. NHÀ HÀNG:
- Hoàng Lan, Đông Á (đường Phan Đình Phùng), Vạn Huê Lầu, Hương Ca (Trần Phú), Như Ý cũ (11 Nguyễn Trãi), Không Tên (Triệu Việt Vương), Cối xay gió (Trần Phú), Nhà Tôi (01 Thông Thiên Học, ĐT 3560056), TM (15A Phù Đổng Thiên Vương, ĐT 3837464); Đệ Nhất (9/1 Phù Đổng Thiên Vương, ĐT 3822181), Hồng Thanh (17 Phủ Đổng Thiên Vương, ĐT 3822764), Hồng Vân (45B Đinh Tiên Hoàng, ĐT 3822717), Ớt Đỏ (30 Đinh Tiên Hoàng, ĐT 3837466), Ngọc Dunh (9B Đinh Tiên Hoàng, ĐT 3828664), Hồng Loan (03 Lê Thị Hồng Gấm, ĐT 3830068), Miền Tây (29 Phan Bội Châu, ĐT 837981), Hoàng Anh Gia Lai mở cửa tận khuya.

3. ĐẶC SẢN:
- Món ăn Trung Hoa chính hiệu có nhà hành Minh Triều (số 7 đường Trần Hưng Đạo); Heo tộc Tư Loan (49bis Hai Bà Trưng, ĐT 3816839), ốc 33 Hai Bà Trưng, ĐT 3825967, ốc 1A Hoàng Văn Thụ, 3A Phú Đổng Thiên Vương, Thịt đà điểu Vương Lộc (4D Hai Bà Trưng, ĐT 3816886). Bê thui Hòa Bình (65C Hai Bà Trưng, ĐT 3510834), bê thui 371 Phan Đình Phùng, Hải Sản Sông Hồng (20 Phan Chu Trinh, Tp Đà Lạt, ĐT 3821041). Lẩu Hải Sản Gia Phát (4Bis Bùi Thị Xuân, ĐT 2221686), Quán Nướng 15 (15A Nguyễn Đình Chiểu, ĐT 3811576), Bia tươi Đức (đường Nguyễn Trãi), Cơm Niêu Như Ngọc (Hồ Tùng Mậu), cơm niêu nồi đất Hương Trà (1 Lê Thị Hồng Gấm, ĐT 3542323), Cơm gà: Cơm gà Phan Rang số 15 Trần Nhật Duật, dưới dốc nhà thờ con Gà, cơm gà chiên bà Năm Chút (2A3, đường 3 tháng 4, ĐT 3821682), Cung Đình (62 Đống Đa, phường 3, ĐT 2221614) với các món ăn Huế.

- Lẩu Dê: Đây cũng là món khoái khẩu của du khách vì được thưởng thức món râu xanh Đà Lạt. Đầu tiên là Dê Lệ Dung (đường Hồ Xuân Hương và đầu 3 tháng 4), Phúc Nguyên trên đường Trần Hưng Đạo (gần ngã 3 điện lực) và 32 Trần Hưng Đạo Tp Đà Lạt, dê Phú (Hoàng Diệu), Diệu Thông (30/2 Trần Hưng Đạo, ĐT 3813240), dê Đại Lộc (29B Phan Bội Châu, ĐT 3820471) và quán dê Ngân (đường Hai Bà Trưng).
- Lẩu Bò: Tập trung trên đường Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Định, 71A đường 3/2
- Atiso hầm giò heo: Một món ăn có thể gọi là đặc sản của Đà Lạt, có tác dụng giúp khách ngủ ngon, lợi tiểu, mát gan tăng thêm sức khỏe khi nghĩ dưỡng ở Đà Lạt. Nhưng món ăn này chỉ có ở các nhà hàng và chỉ ngon khi vào trúng mùa Atiso (từ sau tết Âm lịch đến đầu mùa hè) và phải đặt trước.

ĂN KHUYA
- Chợ Đêm Đà Lạt: Họp trước bãi đậu xe ngầm trên đường vào chợ Đà Lạt từ 5h chiều đến 3h sáng hôm sau. Tại đây có các món chính lá bún giò, cháo gà, cháo vịt, cơm, hủ tiếu, hải sản bình dân như nghêu, sò, ốc; quanh chợ đêm còn bán sữa đậu nành. Du khách cũng có thể ghé qua hẻm ấp Ánh Sáng ở ngay bờ hố để tìm một tô bún Huế cay cay vì dân ở hẻm này đại đa số là người Huế và một số món khác như cháo vịt, mì quảng, phở. Ngay cạnh khu Hòa Bình (hẻm đường Tăng Bạt Hổ) cũng có các quán phở, hủ tiếu mở cửa từ sáng đến hơn 12 giờ đêm; hoặc có thể đến quán Nga đường Nam Ký Khởi Nghĩa ăn miến gà, xôi gà, phở gà.

- Cà phê: Muốn cảm giác mạnh, sang trọng thì khách có thể ghé vào 2 nhà hang bên bờ hồ Xuân Hương là Thủy Tạ và Thanh Thủy, vào 2 tối cuối tuần nhà hàng Thủy Tạ có phục vụ du khách món “âm nhạc dân tộc” và đàn dương cầm. Gần khu trung tam có phố cá phê Nguyễn Chí Thanh với gần 10 quán sát cạnh nhau như Gia Nguyễn, Why Not, Tình Cờ. Trên nhiều con đường có rất nhiều quán cà phê dạng biệt thự sang trọng có bán cả điểm tâm sáng như Đà Lạt phố (đường Hoàng văn Thụ), Papa (Trần Phú), Hương Ca (Trần Phú), Ca Dao (Hồ Tùng Mậu), An Tiến (Lê Hồng Phong), Song Vy (Nguyễn Du), Nhật Nguyệt (15 Hoàng Văn Thụ), Cao Nguyên ( Đinh Tiên Hoàng),Cali ( Đinh Tiên Hoàng), Phố Núi ( Nguyễn Chí Thanh).

4. DẠO CHỢ ĐÀ LẠT VÀ MUA SẮM
Lúc mới đầu, chợ Đà Lạt nằm ở vị trí rạp ¾ (rạp Hòa Bình) ở trên dốc khu Hòa Bình với tên gọi Chợ Cây (vì làm bằng cây, lợp tôn), dân số Đà Lạt khi ấy vào khoảng 2.000 người. Năm 1937, sau một trận hỏa hoạn thiêu rụi các dãy phố ván, chợ được làm mới theo kiểu nhà lồng, bốn phía không có tường, do dân số ít, trời lại rất lạnh nên chợ họp từ sáng đến 4 giờ chiều. Khoảng diện tích trống trước chợ được gọi là Quảng trường chợ. Phần lớn các cửa hiệu tạp hóa xung quanh chợ đều của người Hoa. Năm 1958, do quy mô của dân số TP Đà Lạt nên người ta đã quyết định xây dựng một ngôi chợ mới tại vị trí một đầm xà lách xoong (tức vị trí chợ ngày nay). Còn chỗ cũ được xây dựng lại thành rạp chiếu bóng Hòa Bình. Năm 1993, nhân dịp kỷ niệm 100 năm tìm ra Đà Lạt, chợ đã được khởi công cải tạo nâng cấp khu A, sau đó đến khu B như hiện nay. Ngoài hàng đặc sản là hoa, các loại mứt trái cây ở tầng trệt, tầng lầu khu A của chợ là nơi bày bán hàng len và hàng thủ công mĩ nghệ. Chợ Đà Lạt còn bán hàng lagim (rau, củ, quả) vào lúc nửa đêm đến lúc mờ sáng trên đường vào chợ.

5. MUA HOA ĐÀ LẠT
Tại chợ Đà Lạt có hai dãy kios bán hoa tươi phía trước và bên hông chợ, đại lý hoa Dalat Hasfarm số 16B đường Nguyễn Chí Thanh, vườn hoa Đà Lạt, trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Hoa Lan có vườn “Langbiang Lan” (42 Xô Viết Nghệ Tĩnh, trên đường đi vào KDL Lang Biang, ĐT 0633821234); Nghệ Nhân Cao Ngay (39 Đồng Tâm, ĐT 3821746) và Vườn Hoa TP Đà Lạt có khu vực trưng bày, bán hoa phong lan, địa lan, hoa chậu và giống hoa.