Liên hệ dulichonline.vn
Tour du lịch nước ngoai: Ms Mai
 0974 744 114 0974 744 114
Tour du lịch trong nước: Ms Ha
 0988 678 064 0988 678 064
Đặt phòng khách sạn: Ms Lam
 0912 677 766 0912 677 766

Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể, Tháng 3 về (Phần 2)

Quay trở lại với chuyến đi, sau khi đánh chén xong bữa sáng, chúng tôi lên Oto khởi hành đi Thác Bản Giốc. Vì là tháng 3, không phải mùa nước nên lượng nước ở thác ít. Không thấy được những dải nước trắng xóa vào mùa mưa khiến cho anh bạn cùng đoàn cứ nhắc đến mùa mưa Hà tổ chức đi lại nhé.

Đoạn đường từ Cao Bằng đến Thị Trấn Trùng Khánh hầu như là đẹp, đẹp cả về mặt đường lẫn quang cảnh 2 bên. Mùa này không có lúa xanh rì nhưng thay vào đó người ra trồng Cải trắng muốt và những luống cây thuốc lá thằng tắp.



Chừng hơn 12h trưa chúng tối đến nơi. Khách du lịch lác đác, hàng quán lèo tèo. Duy có 1 nhà hàng nhìn có vẻ khang trang, lần vào đặt ăn cho nhóm, thực tế là vụ ăn uống ở đây không hề rẻ. Chọn tới chọn lui 1 hồi, bữa trưa bao gồm món cá suối rán giòn, Khâu Nhục, Rau dạ yến xào bò, thịt rang cháy cạnh, canh chua và cơm. 12 người ăn hết 1 triệu. Xong xuôi, chạy ra trạm biên phòng gần đó, người ta chỉ sang bên cạnh mua vé. Thành thực mà nói, tầm đó là buổi trưa, cũng không có người soát vé, vậy mà con bé vẫn hăm hở xì ra 15.000 VND/người.


Thác Bản giốc cũng không rõ là đang độ mùa vắng khách hay vẫn luôn là thế, hoang sơ, cơ sở vật chất phục vụ du lịch chỉ là một dãy lán nhỏ bán những đồ vặt vãnh và cho thuê bè thăm lòng thác. Ngược lại với cảnh đìu hiu bên mình, phía bên kia bờ, cơ ngơi của anh bạn hàng xóm rõ ràng khang trang hơn, đội thuyền bè quy củ và người ra người vào cũng tấp nập hơn. Hẳn là vậy, vì 2/3 cái thác, phần đẹp nhất đã bị “anh bạn lớn” chiếm mất. Dân mình thì hồ hởi ngắm nghía dải thác 2 tầng đẹp nhất của anh bạn, chân tay thì mấp mé dưới nước. Dân tình bên kia thì trèo lên thuyền thăm thú, leo lên cột mốc chủ quyền nhà họ nằm chễm trệ trên phần đất khô tầng 2 của thác, ngó sang kẻ cả với cột mốc nhà mình nằm dưới thấp hơn. Bỏ qua những vấn đề đó, thác bản giốc mùa ít nước vẫn có nét đẹp riêng của nó, không thể phủ nhận nếu như vào mùa nước, hẳn đây giống như chốn bồng lai. Khi tới đây, bạn hãy chuẩn bị đồ ăn (Điều đáng tiếc mà chúng tôi không làm được) mang thêm bạt trải xuống thảm cỏ, còn gì thú vị hơn thì thưởng thức bữa trưa giữa phong cảnh thiên nhiên như vậy chứ.


Nói thêm rằng, nếu như bạn muốn đi bè tới gần chân thác, bạn hoàn toàn có thể thuê bè với giá khoảng 250 - 350k/chuyến. Hoặc nhóm nhỏ tính theo người 50k/người. Bè này sức chứa được khoảng 10 - 15 người, có trang bị áo phao. Phần vì trong chuyến đi, chúng tôi cũng có tiết mục ngồi thuyền thăm Hồ Ba Bể nên cả đoàn cũng không mấy mặn mà.

Hình ảnh xuồng nhà ta đây ạ


Kết thúc bữa trưa, ngồi nói chuyện phiếm với bác chủ nhà hàng đã hơn 60 tuổi, qua câu chuyện mới biết thanh niên khu vực biên giới này dinh vào những tệ nạn xã hội khá nhiều. Cũng qua những câu chuyện của người dân địa Phương không rõ thực hư, người dân khu vực này, qua lại Trung Quốc như cơm bữa, đến mùa mía, dân mình sang bên đó chặt mía thuê, 1 tháng cũng được trả 1000 đồng (Hơn 3 triệu).

Sau khi lại sức, chúng tôi lại tiếp tục hành trình tới thăm Động Ngườm Ngao cách đó chưa đầy 5km. Lỗi đi tới động nhỏ, chắc chỉ vừa xe 29 chỗ. Lúc đó là khoảng gần 3 giờ chiều, bầu trời nhiều mây và hầu như không có nắng. Vé vào cửa động Ngườm Ngao: 20.000 VND/người.


Leo qua hơn trăm bậc đá từ trên cao nhìn xuống, động Ngườm Ngao nằm trong một thung lũng, lối vào 2 bên là cánh đồng lúa.

Qua lời anh HDV tại động, động Ngườm Ngao có nghĩa là Hang Hổ, Động dài khoảng hơn 2km nhưng mới được đưa vào khai thác khoảng 900m.  “Do tương truyền rằng ngày xưa trong động có nhiều hổ dữ sinh sống, chúng thường vào các bản xung quanh để bắt gia súc của dân địa phương, Họ đã đặt bẫy bắt hết được hổ và từ đó được sống yên lành. Động này được phát hiện năm 1921 nhưng được đưa vào khai thác du lịch từ năm 1996. Đây là một trong những địa điểm du lịch chính của tỉnh Cao Bằng”  Nhũ đá trong động Ngườm Ngao có màu khác hẳn với những động khác bởi có lượng canxi bị pha nhiều tạp chất. Hơn nữa, trong động chỉ trang bị hệ thống đèn vàng chiếu sáng chứ không có hệ thống đèn đủ các màu như Phong Nha hay Hạ Long. Khúc ban đầu, theo lời chỉ dẫn của anh hướng dần là hình ảnh ruộng bậc thang đặc trưng của vùng núi. Tiếp đó là  đưa mắt nhìn bốn phía lên trên vách đá vôi, sẽ bắt gặp rất nhiều hình ảnh kì thú giống như cây tơ hồng (Khi măng đá mọc từ phía dưới và nhũ đã từ trên trần hang giao giao tạo ra sợi tơ hồng), bầu sữa mẹ, con cóc thần, Thần Tài, cây đàn đá mà gõ vào sẽ phát ra những âm thanh rất vui tai…“Điểm nhấn” nổi bật nhất của Ngườm Ngao là cây san hô chính giữa động, bên trái là hình ảnh mô phỏng 1 con tàu. Bầu sen úp ngược ở lối đi phía dưới cực kì chân thật. Thác vàng, Thác bạc óng ánh lộng lẫy. Đi qua thác bạc, phía trên là bàn tay Phật, ngửng đầu lên, vô tình giọt nước từ bàn tay của ngài tương truyền sẽ mang lại may mắn.



Tổng thời gian thăm quan trong động khoảng 45 phút. Quay lại thành phố Cao Bằng khi trời đã tối, loanh quanh một vài con phố, chúng tôi tìm được một nhà hàng cũng khá tươm tất. Thực đơn tối nay có Vịt Quay, Đậu phụ sốt, Dạ Yến xào, Trứng rán, Thịt rang cháy cạnh, canh chua, cơm. Thức ăn nhà hàng chế biến khá vừa miệng mà giá của cũng không quá mắc. 11 người gọi cả đồ uống hết hơn triệu mốt.

Dạo bộ quanh thành phố ban đêm, thành phố Cao Bằng về đêm cũng thật rực rỡ với các loại đèn màu trưng dọc con phố hay trên những tán cây gần quảng trường.

Tạt vào quán café rực rỡ phía đối diện quảng trường, chúng tôi kết thúc ngày đầu tiên của chuyến đi trong những câu chuyện không đầu cuối của những thành viên đến từ nhiều vùng miền của tổ quốc. Giấc ngủ đến thật êm đềm.