Liên hệ dulichonline.vn
Tour du lịch nước ngoai: Ms Mai
 0974 744 114 0974 744 114
Tour du lịch trong nước: Ms Ha
 0988 678 064 0988 678 064
Đặt phòng khách sạn: Ms Lam
 0912 677 766 0912 677 766
Tin tức du lịch

Chợ Bến Thành

Nằm ở trung tâm thành phố. Chợ Bến Thành ngày nay có hình chữ nhật, trổ bốn cửa ra quảng trường Quách Thị Trang và các con đường: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn thuộc quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Chợ Bến Thành rất đỗi quen thuộc với người dân Việt và du khách quốc tế khi đến tham quan du lịch thành phố Hồ Chí Minh.

Địa điểm mà chợ Bến Thành ngày nay tọa lạc, trước kia là một cái ao, gọi là ao Borese. Năm 1912, Pháp lấp ao Boresse, xây chợ mới. Ngày 28/3/1914, khánh thành chợ mới. Chợ Bến Thành xưa trở thành chợ Cũ, còn Chợ Bến Thành mới được gọi là chợ Mới Sài Gòn. Người Hoa lúc ấy gọi là “Tân Gia thị”. Ngày khánh thành chợ có khoảng 100.000 người tham dự, có cả dân từ các tỉnh đổ về. Cuộc lễ diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm 1914 với pháo bông, xe hoa. Hai con đường bên hông chợ mãi đến năm 1940 còn là bến xe đò miền Đông và miền Tây.
Sau ngày giải phóng năm 1975, chợ Bến thành được sắp xếp và cải tạo lại. Năm 1985, chợ được sửa lại hoàn toàn nhưng vẫn giữ dáng vẻ chợ xưa. Cửa chính của chợ có một tháp đồng hồ 3 mặt. Hai bên tả hữu có 3 nóc nhà chợ lợp ngói. Chợ có 4 cửa: Đông, Tây, Nam, Bắc mở ra 4 đường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn.
 
Chợ có hơn 3.000 sạp hàng, bán sỉ, bán lẻ đủ các loại hàng hóa, từ thực phẩm vật dụng hàng ngày đến những hàng xa xỉ phẩm. Chợ bắt đầu mở cửa hoạt động từ 4h sáng tại khu vực cửa Bắc với các sạp hoa quả và mặt hàng tươi sống loại cao cấp cung cấp thực phẩm cho các gia đình, quán ăn và nhà hàng lớn trong thành phố. Đến 8 - 9h sáng, các quầy, sạp ở ba cửa chính Đông, Tây, Nam, các cửa phụ và trong lồng chợ... đồng loạt mở cửa đón khách từ khắp nơi đổ về. Từ khu vực các cửa ra vào đến khu nhà lồng chợ đâu đâu cũng diễn ra cảnh mua bán tấp nập. Nhà lồng chợ với bảy gian giữa lớn và sáu gian nhỏ bố trí ở hai bên, dày đặc các sạp lúc nào cũng tấp nập người vào, kẻ ra, chen chúc nhau ở các lối đi.
 
Các tiểu thương ở chợ Bến Thành ngày nay không còn mang hình ảnh những phụ nữ cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó như trước đây nữa  mà đều là những nhà kinh doanh thực thụ. Họ trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc thời thượng và đặc biệt là nói ngoại ngữ rất lưu loát, từ Anh, Hoa, Nhật, Hàn, Pháp, Đức....và thậm chí cả tiếng Campuchia. Chuyện người bán hàng nói hai, ba ngoại ngữ một cách thông thạo không còn là mới ở chợ Bến Thành. Theo một nhân viên ban quản lý chợ, có đến 80 - 90% nhân viên bán hàng của các quầy quần áo, mỹ phẩm, thổ cẩm, hàng lưu niệm... nói được ít nhất hai ngoại ngữ trở lên.

Một trong những nguyên nhân khiến chợ Bến Thành luôn luôn nhộn nhịp, sầm uất chính là do vị trí trung tâm và thương hiệu Bến Thành. Khách vãng lai, khách du lịch, nhất là Việt kiều, khách nước ngoài... đã đến Sài Gòn thì đều thích ghé qua chợ Bến Thành, vì nó là đặc trưng văn hóa chợ của người Sài Gòn. Hầu hết các công ty du lịch, các hãng lữ hành... trong và ngoài nước đều đưa chợ Bến Thành vào tour của mình. Những lợi thế này đã khiến giá sang nhượng mặt bằng ở chợ lên đến 230 lượng vàng/1m2, tương đương 173.000 USD. Chợ Bến Thành được nhiều hãng thông tấn, báo chí nước ngoài đánh giá hiện đang là nơi có giá đất sang nhượng đắt đỏ nhất thế giới, vượt xa cả khu đất vốn đắt nhất thế giới trước đây là Ginza, Tokyo (Nhật Bản) cũng chỉ khoảng 130.000 USD/m2. 
Chợ Bến Thành trong ca dao xưa: 
Chợ Bến Thành dời đổi
Nguời sao khỏi hợp tan
Xa gần giữ nghĩa tao khang
Chớ ham nơi quyền quí mà đá vàng phụ nhau.